Băng tải lõi thép được thiết kế bên trong là lớp cốt sợi cáp thép chịu lực, được liên kết với nhau nhờ lớp cao su bám dính, bên ngoài là lớp cao su mặt có khả năng làm việc trong các điều kiện khác nhau theo yêu cầu của khách hàng như: trong dây truyền dài, tải nặng, khổ băng lớn hoặc môi trường chống cháy, chịu mài mòn cao, chịu nhiệt….
– Kết cấu cáp thép chịu lực được bố trí song song đều nhau theo chiều dọc băng tải và rải đều trên toàn mặt băng nhằm tạo sự cân bằng và ổn định khi vận hành.
– Sợi lớp bố cáp thép đã được kiểm tra rất kỹ bằng máy trước khi đi vào sản xuất để đảm bảo chất lượng và độ ổn định của băng tải khi hoạt động
– Lớp cáp thép tạo nên khả năng chịu lực cực cao và độ giãn tải trọng cực thấp.
– Lớp cao su mặt có khả năng kháng va đập, kháng xé rách và kháng mài mòn tốt.
– Có độ uốn theo chiều ngang để tạo máng với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ cho phép của các hãng băng tải khác.
– Sức căng rất tốt nên chịu được lực kéo tốt.
– Độ giãn rất ít: Băng tải chỉ bị giãn ra một ít khi vận chuyển.
– Độ kết dính giữa cao su và cáp thép: một lớp kẽm được mạ trên bề mặt thép tạo ra sự kết dính giữa cáp thép và băng tải. Do đó chịu được va đập mạnh mà không bị rời ra, vì vậy băng tải rất bền.
– Thậm chí có sức căng, cáp thép vẫn được giữ nguyên và có cùng độ căng, vì thế băng tải được cân bằng khi chuyển động.
1. Băng tải cáp thép chỉ có lớp bố dọc làm bằng cáp thép
2. Băng tải cáp thép có sợi dọc là cáp thép và sợi ngang làm bằng sợi Polyester: Băng tải loại này giúp dễ dàng tạo thành lòng máng, từ đó băng tải có thể tải được nhiều vật liệu và vật liệu không bị văng ra ngoài.
3. Băng tải cáp thép có sợi dọc bằng cáp thép sợi to, và sợi ngang cũng cáp thép nhưng sợi nhỏ để tránh việc bị xé băng theo chiều dọc.
Lớp thép ngang này nhằm tạo hạn chế băng tải xé rách theo chiều dọc trong quá trình sử dụng.
Băng tải lõi thép được sử dụng trong các ngành công nghiệp nặng, khai thác than đá, nhà máy nhiệt điện, xi măng, nhà máy gang thép, khai thác mỏ…..